Các yếu tố phổ biến Dragon Quest

Cách chơi

Tập tin:Dragon warrior 3 battle screen.gif Hình ảnh chiến đấu từ Dragon Quest III mô tả bố cục chiến đấu và các loại menu điển hình được thấy trong hầu hết các trò chơi Dragon Quest

Trong loạt Dragon Quest, người chơi điều khiển một nhân vật hoặc nhóm nhân vật có thể đi vào các thị trấn và mua vũ khí, áo giáp và vật phẩm để đánh bại quái vật bên ngoài thị trấn: trên bản đồ thế giới hoặc trong ngục tối. Tuy nhiên, ở các bản Dragon Quest ban đầu, chỉ có một nhân vật đi trên bản đồ. Các trận chiến xảy ra thông qua các cuộc tấn công quái vật ngẫu nhiên và để tăng cấp độ của các nhân vật thì đòi hỏi người chơi phải cày cuốc.[67] Loạt kèm theo các vật phẩm bị nguyền rủa, ngục tối khó khăn, nơi người chơi cần phải sử dụng mọi thứ một cách khôn ngoan để hoàn thành các thử thách và các trận đấu trùm khó khăn.[68] Khi nhóm gặp quái vật, khung nhìn chuyển sang phối cảnh tĩnh và hiện menu với một số tùy chọn; những trận chiến theo lượt này đã trở thành điểm đặc trưng của loạt.[69] Người chơi sử dụng menu để chọn vũ khí, ma thuật và các vật phẩm khác được sử dụng để tấn công và đánh bại quái vật, hoặc có thể cố gắng chạy trốn khỏi cuộc chiến; mặc dù không thể chạy trốn trong các trận đấu trùm. Khi cả nhóm đánh bại quái vật bằng cách chiến thắng trận chiến, mỗi thành viên trong nhóm sẽ nhận được điểm kinh nghiệm để đạt cấp độ mới. Khi một nhân vật đạt cấp độ mới, số liệu (chỉ số) của nhân vật được nâng cấp.[70] Chiến thắng trận chiến cũng đem lại tiền vàng có thể được sử dụng để mua vật phẩm. Ngoài ra còn có các vật phẩm do quái vật đánh rơi cũng như được thêm vào kho đồ của người chơi.

Đa phần, người chơi phải đến nhà thờ (được gọi là Ngôi nhà chữa bệnh trong bản dịch của NES) nói chuyện với một linh mục hoặc nữ tu để lưu lại tiến trình của trò chơi;[71] trong Dragon Warrior, người chơi phải nói chuyện với nhà vua để lưu lại,[70] dù trước đó hai tựa game Dragon Quest đầu tiên cho hệ máy Famicom lại sử dụng hệ thống lưu mật khẩu. Nếu cả nhóm chết trong trận chiến, nhóm sẽ mất một nửa số vàng và văng đến vị trí lưu gần nhất nơi nhân vật chính được hồi sinh;[1] người chơi sau đó phải trả tiền cho linh mục hoặc nữ tu để hồi sinh các thành viên trong nhóm.

Dragon Quest còn có tính năng "puff puff "- một từ tượng thanh ám chỉ một cô gái xoa ngực rồi chỉa vào mặt ai đó, hoặc là một thuật ngữ chung nói về một cô gái tưng bộ ngực của mình - những cô gái xoa bóp mà người chơi có thể thuê, và có một số từ mô tả hành động của họ trong một số trò chơi;[1] trong các trò chơi sau này, các từ ngữ đùa cợt được sử dụng vì bị cấm hiển thị bộ ngực. Các mô tả bằng từ ngữ đã bị xóa khỏi một số bản dịch ở Bắc Mỹ. [lower-alpha 3] [72]

Trong Dragon Warrior III, Dragon Quest VI: Realms of Revelation, Dragon Warrior VII và Dragon Quest IX: Sentinels of Starry Skies, một số lớp nhân vật có thể được chọn trở thành các thành viên trong nhóm.[1] Mỗi trò chơi tập hợp các lớp cụ thể với các tùy chọn điển hình, bao gồm Cleric, Fighter, Jester, Thief, Warrior và Mage. [lower-alpha 4] Tất cả các trò chơi đã nói ở trên cũng bao gồm các lớp nâng cao như Sage. Ngoài ra, Dragon Quest VI và VII có cả các lớp quái vật.[73]

Trong Dragon Quest IV: Chapters of the Chosen, một vật phẩm sưu tập mới được giới thiệu, gọi là huy chương nhỏ(mini medals), hình dạng giống như những đồng tiền vàng nhỏ với một ngôi sao năm cánh ở giữa; không ảnh hưởng đến việc hàn thành trò chơi, mà dùng để giao dịch với một nhân vật nhất định để đổi lấy các vật phẩm. Người chơi thu thập chúng trong suốt trò chơi, chủ yếu bằng cách mở rương, phá vỡ bình và thùng, và tìm kiếm trong bao tải và ngăn kéo. Horii giới thiệu với người chơi vì anh ta muốn có một thứ mà người chơi có thể sưu tập tương tự như các huy chương và quả cầu trong các trò chơi Dragon Quest trước đó, nhưng không muốn lặp lại như các phiên bản đó đòi hỏi người chơi phải thu thập một lượng nhất định trước khi họ có thể hoàn thành trò chơi.[74]

Quái vật

Tập tin:Slime (Dragon Quest).jpg Một ví dụ về con slime.

Dragon Quest có một số quái vật quen thuộc, bao gồm Slimes, Drackies, Skeletons, Shadows, Mummies, Bags o' Laughs, và Dragons.[75][76][77] Nhiều quái vật trong truyện được thiết kế bởi Akira Toriyama.

Một số bản Dragon Quest cho phép người chơi chiêu mộ quái vật để chiến đấu chung. Trong Dragon Quest IV, một quái vật Healer tên là "Healie" được chiêu mộ ngay chương đầu tiên. Dragon Quest V và VI, có thể chọn quái vật tham gia nhóm và chiến đấu trong các trận chiến.[1] Trong Dragon Quest VIII có thể đánh bại và chiêu mộ quái vật để chiến đấu trong một đấu trường.[78]

Con Slime, được Toriyama thiết kế để sử dụng trong Dragon Quest, đã trở thành linh vật chính thức của loạt Dragon Quest. Nhà thiết kế Yuji Horii đã trích dẫn con quái vật như một ví dụ về kỹ năng của Toriyama, tuyên bố rằng nó chính là "[về mặt nghệ thuật] mạnh mẽ như một vũng đầy bùn (rất khó để thoát ra) và sử dụng trí tưởng tượng của anh ta để biến nó thành một nhân vật tuyệt vời." [79] Slime là một đốm màu xanh nhỏ, có hình dạng như một giọt nước, với một khuôn mặt. Nó đã xuất hiện trong mọi trò chơi Dragon Quest và thường là một trong những quái vật đầu tiên mà người chơi gặp phải. [lower-alpha 5]Slime phổ biến tới nỗi người ta đã làm riêng cho nó loạt game spin-off Slime trên các máy chơi game cầm tay.[80][81]

Erdrick

Erdrick, được gọi là Loto (ロト, Roto?) trong bản tiếng Nhật và ba game đầu tiên ở phiên bản làm lại của Game Boy Color Bắc Mỹ,[1] là tên của một anh hùng huyền thoại trong loạt Dragon Quest. Ba trò chơi Dragon Quest đầu tiên, tất cả đều được kết nối với huyền thoại Erdrick, bao gồm bộ ba Erdrick hoặc Loto. Còn được gọi là Arusu, anh được biết đến trong trò chơi là người anh hùng giải phóng Vương quốc Alefgard khỏi bóng tối.[82][83][84][85] Thứ tự thời gian của ba trò chơi Dragon Quest đầu tiên là: Dragon Quest III, Dragon Quest và Dragon Quest II.

Trong trò chơi Dragon Quest đầu tiên, anh hùng, nhân vật người chơi, là hậu duệ của Erdrick [70], đến Lâu đài của Dragonlord và đối đầu với chính anh ta. Trong Dragon Quest II, các anh hùng cũng là hậu duệ của Erdrick,[83][84] khám phá thế giới mở của Torland bao gồm lục địa Alefgard. Huyền thoại của Erdrick trong Dragon Quest đã kết thúc trong Dragon Quest III khi Đức vua xứ Alefgard ban tặng "Huân chương Erdrick", vinh dự cao nhất của đất nước, cho người anh hùng ở cuối trò chơi. Hai trong số ba vũ khí cấp cao nhất của nhân vật người chơi được đặt tên là "Erdrick's Sword" và "Erdrick's Armor" trong Dragon Quest và Dragon Quest II. Trong Dragon Quest III, bạn không thể đặt tên cho chính mình là "Erdrick". Lý do là bản III theo thứ tự thời gian chính là một phần tiền truyện của hai tựa game đầu tiên được trình bày dưới dạng xoắn của cốt truyện chính. Bản làm lại Game Boy Color cũng không cho sử dụng tên "Loto" vì lý do tương tự.

Trong Dragon Quest XI, nhân vật người chơi là một chiến binh được cây thế giới Yggdrasil chọn để cứu thế giới Erdrea khỏi một sinh vật tà ác thuần khiết được gọi là "Calasmos". Sau khi Calasmos bị đánh bại vào cuối game, Yggdrasil ban cho anh ta danh hiệu Erdrick.

Zenithia

Zenithia, còn được gọi là Lâu đài Zenith, Zenith hoặc Tenkū-jō (天空城, Tenkū-jō? "Heaven Castle") bản tiếng Nhật, là một tòa lâu đài nổi, lần đầu tiên xuất hiện trong Dragon Quest IV; được sử dụng để mô tả cho một số yếu tố trong Dragon Quest IV, V và VI. Sự xuất hiện của nó trong cả ba trò chơi đã được suy diễn là bộ ba Zenithia hoặc Tenkū, mặc dù bố cục địa lý khác nhau trong mỗi thế giới của ba trò chơi.[86][87] Horii giải thích rằng bộ ba này là tình cờ: "Mỗi tựa game Dragon Quest đại diện cho một khởi đầu mới và một câu chuyện mới, vì vậy có vẻ như có quá nhiều mối liên hệ giữa các game trong loạt. Có thể nói rằng chính trí tưởng tượng của người chơi đã kết hợp các tựa game theo một kiểu nhất định. " [88]

Trong Dragon Quest IV người chơi có thể vào Zenithia bằng cách leo lên tòa tháp phía trên lối vào thế giới bóng tối. Trong Dragon QuestV Zenithia đã rơi xuống một hồ nước ở phía nam Lofty Peak (Elematven trong bản gốc), cho đến khi Golden Orb được trả lại để lâu đài có thể di chuyển tự do trên bầu trời. Trong Dragon Quest VI Zenithia bị Demon Lord Dhuran phong ấn và gây ra một lỗ hỗng lớn trong "Dream World". Khi Dream World trở về trạng thái ban đầu trong Dragon Quest VI, Zenithia là phần duy nhất còn lại, nổi trên thế giới "thực". Ngoài bộ ba này, một lâu đài trong phần làm lại của Dragon Quest III cũng được gọi là Zenith, mặc dù bố cục khác với lâu đài trong loạt Tenkū.[89]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dragon Quest http://www.next-gen.biz/features/japan-votes-all-t... http://www.next-gen.biz/news/dragon-quest-x-confir... http://www.next-gen.biz/news/wii-gets-dragon-quest... http://www.1up.com/features/dragon-quest-america http://www.1up.com/features/dragon-quest-complete-... http://www.1up.com/features/essential-50-dragon-wa... http://www.1up.com/features/rpgs-inspired-by-drago... http://www.1up.com/news/dragon-quest http://www.1up.com/news/dragon-quest-battle-system... http://www.1up.com/news/dragon-quest-composer-refl...